Rêu Thủy Sinh Dễ Trồng

Rêu Thủy Sinh Dễ Trồng

Các loại rêu thủy sinh dễ trồng khá đa dạng và phong phú cho anh em chơi và chọn lựa. Nếu là ai mới chơi thì nên tìm hiểu những loại dễ trồng dễ chăm sóc để tránh bị chết. Khi kỹ thuật đã cao hơn và ngấm vào máu nhiều hơn thì chúng ta có thể tiến tới vài loại khác đẹp hơn, kỳ công hơn và tất nhiên khó trồng hơn, hãy cùng Thủy Sinh đi tim hiểu nhé.

RÊU THỦY SINH

Trồng rêu là một thú vui được rất nhiều người thích trên thể giới và cũng trong nước ưa thích. Vậy gồm có những mẫu cây nào hay chẳng hạn như phải quan tâm tới vấn đề ánh sáng trong bể thủy sinh, nguồn gốc thực vật người chơi cần phải tạo điều kiện sống thích hợp đặc biệt là dinh dưỡng trong những trường hợp bị thiếu dinh dưỡng thì các bạn phải bổ sung đầy đủ bằng phân nền hợp lý. Môi trường nước cũng là một yếu tố quan trọng. Bài viết này của ThuySinhDep.VN sẽ liệt kê cho anh em một số loại phổ biến nhất hiện nay.

Rêu Mini Taiwan

Rêu Mini Taiwan
Rêu Mini Taiwan

Đúng như tên gọi của chúng khi sở hữu kích thước siêu ngắn mini sẽ có nhiều ý nghĩa trong việc tạo bối cảnh đẹp. Với kích thước như vậy gần như chúng sẽ giữ được hình dáng từ đầu tới cuối và không bị vỡ form dáng khi dài ra.

Chúng ta không cần quan tâm tới việc cắt tỉa khi chiều dài của rêu như vậy. Sự xuất hiện của loại rêu này giúp cho bể thủy sinh đẹp nổi bật, xanh hơn. Hơn nữa chúng khá là dễ trồng nên gần như cũng không mất quá nhiều công chăm sóc. Nhiều người sẽ thích giống này nhỉ. Chỉ cần trồng vào bể là bạn có thể có một thảm xanh tuyệt đẹp rồi.

Sử dụng được trong cả bể lớn lẫn bể nhỏ đều khá là oke. Chiều dài trung bình từ 3-8 cm gần như không quá cao tác động tới bố cục của bể. Chủ nhân cũng nhàn hơn trong việc trồng, chăm sóc cũng như cắt tỉa.

Rêu MiniFiss

Rêu MiniFiss
Rêu MiniFiss

Trong vài cái tên trên thì không thể không nhắc đến Rêu Minifiss được nếu bạn có ý định chơi bể thủy sinh dạng bonsai thì đừng bỏ qua loại cây này. Chúng khá là dễ chăm dễ phát triển nhờ khả năng của mình. Rêu minifiss có thể sống được cả trên cạn lẫn dưới nước tương ứng với 2 dạng lá cạn và lá nước.

Rêu minifiss có khả năng bám dính và sinh trưởng cao đặc biệt có thể sống xót trên nhiều bề mặt. Thậm chí chúng còn được nuôi cấy trên các miếng dán để tiện cho việc trang trí chăm sóc. Đó là lý do chúng ta thấy dù là hình dáng nào thì loại cây thủy sinh này vẫn phát triển tốt.

Rêu Weeping

Rêu Weeping
Rêu Weeping

Với chiều dài lá lớn nên đây có thể là 1 công cụ cực mạnh tạo nên những layout thủy sinh chất lượng. Tùy theo ý tưởng và tay nghề của chủ nhân có thể tạo nên những bể thủy sinh độc nhất vô nhị. Tạo thành những không gian đẹp, xanh mướt và miễn chê. Chúng được sử dụng nhiều nhất theo các chủ đề bonsai, gỗ lũa tương ứng. Nếu có thêm hệ thống sóng nước tạo nên những chuyển động cực kỳ tuyệt vời. Gợi ý cho mọi người chơi đó là nên tìm các thế lũa đẹp, đá đẹp để tạo nên những kiệt tác chất lượng bậc nhất.

Rêu Usfiss

Độ khó bắt đầu tăng lên với các giống rêu thủy sinh này, điều kiện chăm sóc sẽ . Tất nhiên đi kèm với độ khó thì vẻ đẹp và tính thẩm mỹ thì không gì có thể sánh bằng. Chúng có thể tạo nên 1 khu rừng nhiệt đới trong môi trường nước với từng lớp từng lớp khác nhau. Chiều dài của lá rêu lớn tạo nên các tầng lớp với không gian chốn tìm tuyệt vời. Tạo nên những layout độc đáo dành cho những ai đã tìm hiểu thủy sinh 1 thời gian rồi. CÒn với những người mới biết đến thì Thủy sinh đẹp nghĩ nên lựa chọn một số loại phù hợp phía trên.

Rêu Usfiss
Rêu Usfiss

Rêu Flame

Hay còn được gọi là rêu lửa. Được ví như những ngọn lửa dưới bể thủy sinh khi những lá của chúng uốn eo theo nhịp nước. Rêu lửa với kích thước lá lớn và tách biệt nên sẽ hơi đặc trưng khi sử dụng so với nhiều giống rêu khác. Đòi hỏi kỹ năng của người chơi cao hơn đi kèm với ý tưởng tốt hơn. Nhờ đó mà khi sử dụng với đá, gỗ lũa sẽ tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đẹp.

Rêu Flame
Rêu Flame

Rêu lửa không sở hữu màu xanh sáng vì vậy chúng không thích hợp để tạo chiều sâu cho bể. Rêu lửa phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 21 – 32°C và độ pH từ 5 – 8. Đây là rêu khó sử dụng, khó bài trí và khó được như kỳ vọng. Vì thế có thể kết hợp với các loại khác để bổ xung vào bức tranh tổng thể của bể cá.

Rêu java

Rêu java
Rêu java

Nếu đang tìm kiếm loại dễ trồng và phát triển thì đây là một ý kiến hay cho anh em. Chúng xuất phát từ khu vực ĐNÁ và khả năng cao là từ đảo Java của Indonesia. Đặc điểm của dòng rêu này chính là có khả năng sống trong các môi trường nước lợ. Tức là anh em nào chơi bể thủy sinh với kiểu nước này thì chọn dòng rêu này là rất thích hợp và được nhiều người trồng đấy anh em ạ.

Rêu Thủy Sinh Xmas

Rêu Thủy Sinh Xmas
Rêu Thủy Sinh Xmas

Đúng như tên gọi thì cây rêu này chí ít có chút liên tưởng tới Giáng Sinh hay Xmas. Nếu nhìn qua tán lá thì có thể thấy chúng rất giống với tán cây của những cây thông Noel. Có thể đây là lý do vì sao mà chúng được gọi với tên gọi Xmas. Dòng rêu này có xuất xứ từ Brazil nên cũng có thể sẽ không phù hợp cho lắm với khí hậu của nước ta. Tuy nhiên nếu anh em thích thì cứ thử trồng và chơi xem sao.

Rêu Thủy Sinh Pelia

Dòng rêu này sẽ tạo nên những tán cây bonsai đẹp miễn chê. Nếu biết cách kết hợp với các mẫu rêu khác, bố cục cũng như trang trí, cá, ánh sáng sẽ tạo nên những kỳ quan mini dưới dòng nước thủy sinh của chính bạn. Đây cũng là 1 dòng thủy sinh dễ trồng để anh em có thể tham khảo. Ngoài ra thì có thể sử dụng để trồng trên đá, gỗ lũa đều rất ok.

Rêu Thủy Sinh Pelia
Rêu Thủy Sinh Pelia

Rêu Thủy Sinh Ricca

Dòng rêu này với xuất phát điểm từ các nước Đông Nam Á, Châu Á nên sẽ dễ trồng hơn bao giờ hết. Tạo nên một màu xanh mỹ lệ và những búi cây đẹp trong không gian của bể. Tất nhiên chúng ta có thể mix các loại này với nhau hoặc sử dụng riêng loại tùy theo từng nhu cầu sử dụng. Nói chung là cũng rất đẹp nếu biết chơi biết sử dụng anh em ạ.

Rêu Thủy Sinh Có Cần CO2 Không?

Gần như loại rêu nào cũng cần CO2 để quang hợp cũng như phát triển. Nếu cung cấp đầy đủ lượng CO2 cần thiết thì chúng sẽ xanh tươi và phát triển tốt nhất. Tạo  nên 1 bức tranh đầy màu sắc cho các không gian bể thủy sinh. Nếu không có Co2 chúng vẫn có thể phát triển được nhưng sẽ kém hơn, sẽ không xanh tươi như có khí CO2 được. Vì 1 lý do nào đó mà không sử dụng bình sục khí CO2 hoặc ý tưởng muốn tạo nên bể thủy sinh với gam màu khác thì có thể sử dụng. Nhất là với anh em mới chơi chưa có nhiều kinh phí thì cũng nên cân nhắc có nên sử dụng hay không nhé.

Kết luận

Với những chia sẻ trong bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ này hy vọng rằng anh em đã nắm được thêm nhiều mẫu rêu thủy sinh dễ trồng nhất hiện nay. Anh em có thể tham khảo và lựa chọn rất nhiều dòng rêu thích hợp với nhu cầu chơi. Mới đầu thì nên chơi loại dễ thôi và chọn tăng thêm theo các dòng khác.

Nếu cần thêm tư vấn, trợ giúp hãy cứ comment xuống bên dưới hoặc tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thủy sinh vào trang chủ chúng tôi sẽ có ngay một kho tàng để đọc tham khảo nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *