Cây sen đá là loài cây rất được ưa chuộng trong sự lựa chọn của nhiều người ở không gian trong gia đình của người Việt Nam hiện nay. Loài cây này không những dễ trồng, dễ sống mà còn mang rất nhiều ý nghĩa, tác dụng đặc biệt không gian trở nên trong lành và đẹp mắt hơn.
CÂY SEN ĐÁ
Trong bài viết này Thủy Sinh Đẹp sẽ giới thiệu đến các bạn về những cách trồng sen đá và cách chăm sóc để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết này!
Cây Sen Đá Là Gì?
Cây hoa sen đá còn gọi là hoa đá, liên đài… và tên tiếng Anh là Succulent. Loại cây này là một loại hoa dễ trồng, phát triển chậm nhưng cây được sống rất lâu, không đòi hỏi trong việc chăm sóc.
Cây được có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mexico, châu Úc và châu Phi và được sống trong môi trường trên đá, sỏi nhưng không phải là loại cây ưa nước.
Phân Loại Các Loại Cây Sen Đá
Trong quá trình lai tạo thì tùy thuộc vào khí hậu của từng khu vực mà tạo ra loại sen đá với những tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số loại cây sen đá:
- Sen đá nâu: Loại sen đá này có màu sắc lá khá giống với màu socola.
- Sen đá kim cương: Loại này có đầu lá hơi tròn và long lanh tựa như một viên kim cương. Hoa thì thường có màu vàng và đỏ nhạt và là cây mọng nước, ưa nắng.
- Sen đá hoa hồng: Lá cây sen đá xếp lại giống như một bông hoa hồng đang nở và có khả năng chịu được nắng nóng cao.
- Sen đá đô la: Sen đá đô la có các chiếc lá nhỏ xinh và tại giữa lá thường có màu xanh, có viền màu trắng. Hoa cây sen đá này cũng rất đẹp và thu hút.
- Sen đá cỏ ngọc (sen ngân chi): Loại sen đá thường được phát triển thành bụi và thích nghi với nhiều khí hậu khác nhau.
- Sen đá vàng: Loại sen đá cánh dày, có màu vàng xanh rất thu hút người nhìn.
- Sen đá tím: Cây sen đá tím thường quấn vào nhau theo trục thành bông hoa có màu tím rất đẹp mắt. Trên cánh lá thường có lớp phấn màu trắng để bảo vệ cho lá cây.
Các loại cây sen đá thường thấy ở trên thì còn có nhiều loại sen đá khác như: Sen đá hàm cá mập, sen đá trái tim, sen đá cá heo, sen đá Phật bà, sen đá tai thỏ, sen đá ống điếu, sen đá kim, sen đá ba màu, sen đá hồng mận, cây sen đá ngọc bích…
Đặc Điểm Chung Của Cây Cảnh Sen Đá
- Lá sen đá căng mọng nước (chiếm đại đa số) và cũng có một số loại sen đá có lá mỏng và cứng.
- Đối với các loại sen xòe tròn thì được có thân ngắn dạng trục, lá mọc đều xung quanh thân theo một thứ tự nhất định.
- Rễ của cây sen đá có 2 dạng là rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc rất cứng cáp, xung quanh có các sợi rễ nhỏ.
- Rễ chùm là các sợi rễ nhỏ mọc trực tiếp từ phần tiếp giáp với thân, sợi rễ mọng nước.
Ý Nghĩa Cây Sen Đá
1. Ý nghĩa về tình yêu bất diệt
Cây sen đá mang một ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu bền vững, trọn đời không thay đổi. Từ sức sống mãnh liệt của loài cây này mà con người ta gửi gắm vào đó những ước mơ, nguyện cầu về một thứ tình yêu bất diệt, trường tồn với thời gian.
Sen đá giúp cho người thương yêu sẽ mang tới cho đối phương cảm giác được yêu , được chờ đón khiến người ấy luôn nhớ nhung về bạn. Lời nhắn nhủ là mong muốn tình yêu ấy sẽ mãi bền lâu, bất diệt và ngày càng sâu đậm.
2. Ý nghĩa vẻ đẹp đặc biệt
Bản thân cây hoa đá có thân và lá đã là những bông hoa được xòe tán rộng đẹp quanh năm Hoa sen đá có màu sắc rất rực rỡ, nổi bật, lâu tàn và đẹp lạ. Như vậy là hoa trong hoa , một vẻ đẹp hiếm thấy của các loài hoa càng làm nổi bật thêm ý nghĩa và giá trị của loài hoa này.
3. Món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè, người thân.
Loài sen đá rất phù hợp với trang trí nội thất văn phòng, căn hộ, nhà hàng, khách sạn… Là một món quà độc đáo và vô cùng ý nghĩa cho bạn bè và người thân yêu của bạn. Cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hàng ngày.
4. Ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa của cây hoa sen đá, cây liên đài theo quan niệm phong thủy thì hoa được tạo thành từ những cánh lá xếp đan vào nhau và tượng trưng cho sự may mắn, phú quý tài vận vào nhà.
Khi trưng bày cây sen đá trong phòng làm việc thì sẽ giúp công việc của bạn có thể thăng tiến cao hơn, cây còn giúp cho quan hệ giữa bạn và sếp, đồng nghiệp gắn bó hơn.
Trong không gian phòng khách trong nhà thì một cây sen đá cũng nên được trưng bày vì nó mang lại không gian xanh cho gia đình của bạn giúp xua tan đi phiền muộn trong cuộc sống khiến cho cuộc sống gia đình ngày càng hạnh phúc hơn.
5. Sen đá biểu tượng cho sự kiên cường
Loại sen đá và xương rồng là đề không có vẻ đẹp nổi bật như các loại hoa khác, không quyến rũ như mẫu đơn, cũng không kiêu sa như hoa hồng, không rạng ngời như hướng dương, không thanh tao tinh tế như hoa lan. Vì thế còn lại hấp dẫn người khác bởi sức sống dẻo dai, bền bỉ, biểu tượng cho đức tính kiên trì và quật cường.
Trồng Sen Đá Có Tác Dụng Gì?
Cây sen đá có khá nhiều tác dụng như:
- Trưng bày tiểu cảnh: Cây sen đá là một loại rất thích hợp để trồng trong chậu, tạo nên góc xinh xắn, bắt mắt giúp trang trí cho phòng khách sạn, văn phòng làm việc. Nhiều người nên lựa chọn sen đá đặt ở ban công, cửa sổ để làm đẹp thêm tổ ấm của mình.
- Làm quà tặng: Sen đá có nhiều những ý nghĩa tốt đẹp, Vì vậy, nhiều người cũng dùng hoa sen đá để tặng vào các dịp sinh nhật, tân gia.
- Trang trí hoa cưới: Có rất nhiều cặp đôi lựa chọn loại cây này để trang trí hoa cưới vì chúng mang ý nghĩa mạnh mẽ, may mắn.
Ngoài các tác dụng trên thì trong lá cây sen đá cũng có các tế bào thực vật hút tia bức xạ từ các thiết bị điện tử nên trồng cây trong nhà sẽ rất tốt đối với sức khỏe con người.
Cách Nhân Giống Sen Đá Sen Đá?
Cây sen đá rất dễ sống và mọi bộ phận của cây có thể dùng để nhân giống, cơ bản có 5 cách:
- Nhân giống bằng mô
- Nhân giống bằng hạt
- Nhân giống bằng lá
- Nhân giống bằng cành
- Nhân giống bằng gốc
Nhân giống bằng lá là đơn giản và dễ làm nhất: Khi cây sen đá cao lên do thiếu nắng, thì ta chọn các lá già ở bên dưới để nhân giống. Ngắt lá bỏ ra bên ngoài và để tầm 4-5 ngày và sau đó đặt vào đất ẩm, sau khi vài tuần hoặc vài tháng thì nó sẽ ra rễ và các lá mầm nhú lên.
Phần đầu thân trên ta cắt rồi cũng để khô 4-5 ngày rồi cắm vào đất và phần gốc thì cũng sẽ lên cây con. Các cách nhân giống còn lại (bằng mô và hạt) thì cần đòi hỏi các kỹ thuật cao và tỉ lệ sống rất ít nên cách này hạn chế sử dụng.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Sen Đá
1. Trồng sen đá mới mua về
Chuẩn bị
- Giá thể: Sử dụng đất trồng của cây sen đá đã phối trộn sẵn hoặc tự trộn giá thể với đá perlite, đá bọt pumice, đá vermiculite, xơ dừa và tro trấu đã qua xử lý theo tỉ lệ 2:2:2:1:1. Một số loại giá thể khác có thể bắt buộc phải qua xử lý mới có thể sử dụng được.
- Một số dụng cụ và nguyên liệu khác: Bình tưới nước, chậu cây, phân chậm tan, thuốc nấm,…
Các Bước Trồng Sen Đá
- Bước 1: Nhẹ nhàng tách cây sen đá ra khỏi bầu. Sau đó nhẹ hết đất ra khỏi rễ cây và rửa rễ cây.
- Bước 2: Pha thuốc nấm với nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì và ngâm cây trong thuốc phòng nấm từ 10-15 phút.
- Bước 3: Sau khi ngâm thuốc nấm, vớt nhẹ nhàng cây ra chỗ nơi có ánh nắng để cây khô ráo, bạn có thể bật quạt hoặc chọn nơi để có gió giúp cây mau khô nhé. Bước này sẽ giúp vi khuẩn và nấm bệnh trong môi trường từ những vết thương trên cây.
- Bước 4: Khi cây khô ráo rồi bắt đầu trồng vào chậu cùng giá thể mới đã chuẩn bị sẵn rồi để trong mát. Thời gian đợi cây khô để trồng không cố định là bao nhiêu ngày, bạn chỉ cần thấy cây khô là có thể tiến hành trồng. Nếu không có thời gian bạn có thể để thêm 1 đến 2 ngày nữa trông cũng được.
- Bước 5: Ở bước này bạn cần thực hiện tưới nước cho cây sau khi trồng cây 2-3 ngày, sau khi tưới nước nhớ tưới đẫm nước cho cây.
2. Cách chăm sóc sen đá sau khi trồng
Tưới nước:
- Khi trồng sen đá 2 đến 3 ngày tưới nước cho cây, khi tưới cần tưới ướt đẫm giá thể trồng sen.
- Thời gian tưới phù hợp nhất cho sen đá trong này là buổi sáng hoặc chiều mát giúp cây phát triển tốt nhất. Khi đất trồng sen đá khô thì bạn mới tưới lại hoặc định kỳ 3-5 ngày tưới một lần vào mùa khô và 5-7 ngày 1 lần vào mùa mưa, khi tưới nước tưới thật đẫm nước.
Bón phân:
Khoảng 1 tuần thì rắc thêm 5 đến 10 hạt phân chậm tan lên bề mặt chậu cây. Bạn không nên bón sớm vì trong tuần đầu trồng cây rễ mới chưa có nên vẫn chưa thể hút dinh dưỡng được vì thế việc bón phân sớm sẽ làm lãng phí.
Ánh sáng và nhiệt độ:
- Bạn có thể rải một lớp mỏng đá pumice lên bề mặt chậu để khi tưới, giá thể không bị bắn ra ngoài. Thêm vào đó đá pumice sẽ giúp cách nhiệt, làm mát đất trong chậu, giảm tình trạng sốc nhiệt trên rễ.
- Sau khoảng 1-2 tuần thì có thể đem cây ra phơi nắng sáng hoặc chiều mát và hạn chế phơi nắng dưới thời tiết nắng gắt buổi trưa.
Phòng trừ sâu bệnh hại:
- Vào mùa khô thì bạn nên phun thuốc phòng nấm 2 tuần 1 lần, nhưng trong mùa mưa thời tiết ẩm thấp hơn, nấm dễ phát triển nên phun định kỳ tuần 1 lần để phòng chống sự phát triển nấm.
- Thuốc tím rải trên bề mặt giá thể để phòng thêm rệp sáp khi sen đá bị rệp có thể mua thuốc trị rệp chuyên dụng để trị, hoặc phun nước lên cây để đuổi rệp đi, vì rệp không ưa ẩm ướt nên sẽ làm cho trứng rệp sẽ bị úng.
Các Loại Bệnh Thường Gặp Của Sen Đá
Hai tác nhân lớn làm cho cây sen đá gặp nhiều bệnh và chiết là do sự tác động từ thiên nhiên và tác động từ con người.
1. Tác động từ thiên nhiên
Một số vấn đề của sen đá khi chịu tác động từ thiên nhiên như:
- Lá cây sen đá trở nên trong suốt: Có thể cây đang bị vi khuẩn xâm nhập cây sẽ bị nhũn nhanh, quá trình này chỉ diễn ra khoảng 1-2 ngày.
- Lá cây mọc duỗi thẳng: Đây là một dấu hiệu của thiếu sáng và nắng và lá sen đá khi mọc sẽ có hình dáng bẹt và không dựng đứng lên.
- Lá sen đá bị thâm, bầm: Nếu lá có hiện tượng thâm ở trên ngọn và đầu là, nơi tiếp xúc với ánh nắng nhiều thì do cháy nắng. Thế nhưng nếu bầm ở nhiều vị trí khác nhau, khả năng cao là bị virus xâm nhập.
- Sen đá bị nấm: Các đốm trắng và bọ trắng li ti xuất hiện trên lá, trường hợp này là do bọ, rệp tấn công.
- Cây sen đá mọc bóng lên cao: Khi cây già hoặc bị thiếu sáng thì cây sẽ mọc bóng lên cao, lá mọc thưa. Vì vậy, nên cắt chiết phần ngọn mang đi giâm trồng cây mới và nuôi lại gốc.
2. Tác động từ con người
Không chỉ chịu tác động từ thiên nhiên và nếu bạn không chăm sóc cây sen đá cũng sẽ khiến cho cây gặp các trường hợp sau đây:
- Sen đá bị rụng lá: Khi động vào cây và lá liên tục rụng xuống thì cây đang bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng và cả ánh sáng. Lúc này bạn phải tiến hành thay đất, bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ giúp cây phát triển tốt nhất.
- Lá sen bị vàng và mềm nhũn: Trường hợp này nguyên nhân là do cây bị thừa nước, đồng thời các vi khuẩn nhân cơ hội sẽ thâm nhập vào và gây hại cho dây.
- Lá sen đá nhăn nheo: Lá khô héo dần, phần thân cằn cỗi là dấu hiệu sen đá bị thiếu nước và tưới nước nhẹ nhàng cho cây vào buổi sáng để khắc phục tình trạng này.
- Lá cây bị thâm đen, mọng: Dấu hiệu úng nước sẽ khiến cây bị thâm đen dần từ phần gốc đến phần lá bị ứ đọng nước lâu.
Lưu Ý Khi Trồng Sen Đá
Nắm vững cách trồng cây sen đá và lưu ý một số vấn đề sau để cây phát triển tốt nhất:
- Đảm bảo cây có thể đủ ánh sáng để phát triển.
- Trồng sen đá trong nhà thì bạn nên xoay cây thường xuyên để toàn bộ các mặt đều được tiếp xúc với ánh sáng.
- Nhiệt độ và độ ẩm sẽ khác nhau thì bạn cần chú ý tưới nước theo mùa để tránh làm úng cây.
- Để tưới cho sen đá thì chỉ nên tưới vào phần đất. Tránh tưới theo kiểu phun sương có thể khiến rễ bị giòn và lá dễ mốc hơn.
- Giữ cho lá cây sạch sẽ bằng cách lau bụi trên bề mặt, giúp cây phát triển tốt hơn.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn về những công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây sen đá. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết thêm về loại cây này để có thể sắm cho mình một hay vài cây để trang trí cho căn phòng hay ngôi nhà của bạn trở nên trong lành nhất.
NGHỆ THUẬT THỦY SINH
Thủy sinh là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Bignet Solution. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết đánh giá cũng như giới thiệu dịch vụ. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: PHONG THỦY, NỘI THẤT, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: