Phương Pháp Xử Lý Ốc Hại Trong Hồ Thủy Sinh 

Phương Pháp Xử Lý Ốc Hại Trong Hồ Thủy Sinh 

Xử lý ốc hại trong hồ thủy sinh là vấn đề mà rất nhiều người mới chơi thủy sinh gặp phải, tuy không thực sự quá nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng đến tính vẻ đẹp của bể thủy sinh. Nhưng cách diệt ốc hại hồ thủy sinh cũng không phải là một vấn đề quá khó để giải quyết. Hãy cùng Thủy Sinh Đẹp tìm hiểu phương pháp xử lý ốc hại trong hồ thủy sinh này nhé

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ỐC HẠI

Ốc xuất hiện trong bể thường là ốc xoắn hoặc ốc đỉa, đừng coi thường, chúng có thể phát triển rất nhanh và làm bạn hoàn toàn mất kiểm soát, do vậy cần hành động ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường trong bể. Bọn tiểu yêu này cũng có thể lây nhiễm một số bệnh cho cá, do đó chúng ta phải thẳng tay loại trừ, đại khai sát giới.

Nguyên Nhân Vì Sao Xuất Hiện Ốc Hại Thủy Sinh:

Một số người chơi đặt câu hỏi trên fanpage Thủy Sinh Xanh: “Tại sao tôi vệ sinh sạch các loại cây thủy sinh hay sử dụng các loại phân nền chuyên dụng” mà vẫn xuất hiện ốc hại trong hồ thủy sinh.

Nguyên Nhân Vì Sao Xuất Hiện Ốc Hại Thủy Sinh

Thứ 1: Do bạn đang sử dụng nền trộn có sử dụng đất từ nguồn không tốt nên sẽ dẫn đến sự xuất hiện các loại ốc hại.

Thứ 2: Bạn chơi nền công nghiệp nhưng cây thủy sinh bạn mua về không phải là loại cây vô trùng như bên nước ngoài mà là cây được ươm trồng trong môi trường không đảm bảo. Do đó ốc hại thủy sinh sẽ từ đây mà hình thành và phát triển trong bể.

Hai nguyên nhân trên gây ra vấn đề ốc hại bể thủy sinh, bên cạnh đó dòng chảy cũng là một trong những yếu tố gây ra ốc hại thủy sinh bùng phát. Khi dòng nước trong bể yếu dẫn đế một số nơi trong bể nước bị tù, do vậy những trứng ốc sinh ra không trôi đi theo dòng nước hay bị cá ăn.

Nhiệt độ cũng là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của ốc hại bể thủy sinh của bạn. Nếu bể có mầm trứng ốc sẵn rồi nhưng nhiệt độ cao thì trứng ốc hại sẽ khó nở, nhưng mà bể thủy sinh muốn đẹp thì nhiệt độ của bể luôn thấp và ổn định từ khoảng 20 – 25 độ C. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến trứng ốc hại phát triển nhanh chóng trong bể thủy sinh.

Cách Xử Lý Ốc Hại Trong Hồ Thủy Sinh

Bạn cần phải lưu ý rằng : Có những hướng dẫn sử dụng thuốc diệt giun sán để hạn chế ốc hại . Nhưng tôi khuyên bạn không nên sử dụng cách này. Vì tùy điều kiện bố cục bể, môi trường của bể, lưu lượng nước và điều kiện bể khác nhau do vậy khi mà chúng ta làm theo sẽ dễ dẫn đến tình trạng cây chết hoặc cá chết.

Sử dụng cá để diệt ốc hại trong bể cá

Sử dụng cá nóc da beo. Các bạn nên cân nhắc trước khi nuôi cá nóc da beo vì đây là loại cá ăn tạp. Nó sẽ ăn ốc và các loại cá nhỏ trong bể.

Sử dụng ốc ăn ốc hại

Đây là cách tôi khuyên các bạn nên làm đó là sử dụng ốc ăn ốc hại! Ốc helena! Nó là sát thủ của ốc hại, tôi đã thả thử 3,4 con vô bể kết quả cho thấy tôi ko còn thấy bất kỳ con ốc hại nào! và đôi khi thứ tìm thấy được chỉ là những vỏ ốc hại.

Cách diệt ốc hại hồ thủy sinh bằng thủ công

Hãy bắt nó ra “Bằng tay” nếu hồ bạn quá nhiều thì bạn nên sử dụng cách này để có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho nó.

Đừng Quá Lo Lắng Về Ốc Hại Xuất Hiện Trong Bể

Ốc hại gây cho chúng ta nhiều phiền toái cụ thể là nó gây mất tính thẩm mỹ. Làm lá cây thủy sinh bị mục rửa. Nhưng nó cũng là một phần tự nhiên trong bể thủy sinh. Nó cho chúng ta thấy được rằng môi trường bạn tạo ra đã gần giống tự nhiên, không nên chú trọng vào việc phải diệt sạch hay gì cả! Hãy hạn chế chúng ở mức thấp nhất là ok rồi.

Đừng Quá Lo Lắng Về Ốc Hại Xuất Hiện Trong Bể

 

Xử lý bằng thuốc – hóa chất. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc có bán trên thị trường để loại bỏ ốc và một số loại ký sinh trong bể. Hầu hết nếu sử dụng đúng cách sẽ hoàn toàn an toàn cho cây và cá trong bể. Tuy nhiên, có thể gây nên những tác dụng không tốt đối với những loài cây, cá nhạy cảm. Đó là lý do nhiều người không thích lựa chọn phương án này.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn “Phương pháp xử lý ốc hại ”. Chúc các bạn mới chơi có một bể thủy sinh ưng ý và đẹp mắt. Người có người tốt người xấu, ốc cũng có ốc tốt ốc xấu, có những lúc nó gây hại, hủy hoại thực vật. Nhưng cũng có lúc chúng lại giúp ta khống chế rêu tảo trong bể cá. Nói chung là quyết định là ở bạn, chúc bạn có một bể cá thật ưng ý và đẹp mắt.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *