Là loại cây cảnh đang được nhiều gia đình ưa chuộng tranh nhau lựa chọn đánh giá cao nhờ hình dạng xinh xắn được dùng trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc, văn phòng, bên cạnh đó cây nha đam còn có công dụng làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả, dễ chăm sóc cây. Hãy theo chân Thủy sinh để tìm hiểu về cách trồng cây nha đam đam thủy sinh và chăm sóc tại nhà qua bài biết này nhé
CÂY NHA ĐAM THỦY SINH
Cây nha đam thủy sinh hay còn gọi là một loại cây cảnh tác dụng làm đẹp bàn làm việc, văn phòng, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ quá trình phát triển. Đặc biệt là bộ rễ độc đáo của nha đam thủy sinh.
Tổng Quan Về Loại Cây Cảnh Thủy Sinh Này
- Tên khoa học: Oloe Vera
- Tên gọi khác: Lô hội, La Vỹ, Tượng Can
- Họ: Asphodelaceae( Lan Nhật Quang)
- Xuất xứ: Cận Trung Đông
- Đặc điểm
- Nha Đam có gốc,thân ngắn, rễ chùm.
- Khi trồng bạn có thể dễ dàng quan sát bộ rễ trắng muốt thu hút loại cây này
- Lá không có cuống, mọc sát thân, hướng lên trên
- Lá to, dày, mọng nước, có hình lưỡi giáo, vỏ màu xanh tươi đẹp mắt, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra.
- Mép lá có răng nhọn như gai.
- Hoa mọc thành cụm, cành hoa dài khoảng 10cm, màu vàng hoặc màu đỏ.
Thành Phần Hóa Học
- 12 loại vitamin thiết yếu cho cơ thể (B1,B2,B5,B6,B12,C,A,E,..)
- 18 loại axit hữu cơ cùng nhiều dưỡng chất quan trọng như: các hợp chất nhưa, oleo amodine, anthracence,ester,…
- Các khoáng chất vi lượng như Na,K,Ca,P,Cu,Fe,…
- Các enzyme như oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza ,…
- Các Monosaccharid, Polysaccharid như Cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, mannose,acemannan,…
- Prostaglandin và các axit béo chưa bão hòa
Công Dụng Cách Trồng Nha Đam
- Đặt chậu cây nha đam trên bàn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể hiệu quả.
- Giúp trang trí và làm đẹp, tạo màu xanh cho không gian sống
- Tạo sự mới mẻ, lạ mắt cho bàn làm việc, bàn học, văn phòng… giúp bạn có cảm giác thư giãn và thoải mái
- Cây còn có tác dụng trong làm đẹp giúp phòng ngừa lão hóa,trắng mịn da hiệu quả nhất
- Có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm
- Giúp tăng khả năng lợi khuẩn tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh.
- Loại cây cảnh có nhìu sự lựa chọn về cách trồng vừa đơn giản và được đánh giá cao Mang ý nghĩa may mắn cho gia đình trong phong thủy, nội thất dễ chăm sóc cây
Cách Trồng Cây Nha Đam Thủy Sinh
1. Chọn giống
Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau, nhưng nha đam Aloe vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và được đánh giá cho năng suất cao.
Giống với loại cây lô hội thì nha đam Aloe vera đang được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam.
2. Nhân giống
Là loại cây cảnh rất dễ sống, dễ chăm sóc cây, chính vì vậy bạn không cần mua hạt giống cũng có thể trồng được thành cây nha đam mới.
Nha đam có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng 2 cách
- Sử dụng lá
Chọn cây nha đam khỏe mạnh mập mạp, tách ra một lá từ thân cây chính.
Đặt lá nha đam nằm ngang, chôn một phần của lá nha đam xuống dưới nước, phần gân xương lá hướng lên trên.
- Cắt bỏ đọt cây mẹ
Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con.
Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ.
Khi cây con lớn chừng 15 – 20 cm thì có thể đem trồng.
Bắt Đầu Trồng Cây Nha Đam Thủy Sinh
Bước 1: Chuẩn bị một bình, lọ thủy tinh có độ rộng phù hợp và cho lượng nước cao tương ứng với phần rễ.
Bước 2: Nhẹ nhàng tách cây ra khỏi chậu đất và rửa sạch đất bám ở rễ.
Bước 3: Chú ý cần chăm sóc trong giai đoạn đầu và bổ sung dinh dưỡng dạng dung dịch để cây phát triển tốt nhất.
Bước 4: Có thể đặt đá bọt pumice ở đáy chậu để tăng độ thẩm mỹ cũng như giúp cân bằng pH điều chỉnh chất lượng và lọc nước
Mặc dù, có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Sau Khi Trồng Cây Nha Đam Thủy Sinh
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ, loại cây cảnh này còn đặc biệt dễ trồng và chăm sóc, phù hợp cho người bận rộn.
Để cây phát triển nhanh chóng, khi trồng bạn cần chú ý :
1. Nước
Nha Đam trồng thủy sinh nên cần thay nước 1 lần/tuần
Đảm bảo lượng nước ngập rễ chứ không ngập thân chính.
Bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn
2. Ánh sáng
Không riêng gì cây lô hội loại cây này có thể phát triển ở môi trường thiếu sáng.
Tuy nhiên, bạn nên cho cây ra ngoài ánh sáng ít nhất 1 tuần/lần, để cây quang hợp cũng như tích trữ các dưỡng chất cần thiết.
3. Nhiệt độ
Cây dễ chăm sóc, sẽ phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 35°C.
Cây chịu lạnh và sương kém nên khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, dưới 5°C thì cây sẽ ngừng phát triển.
Loại cây cảnh thích hợp với nhiệt độ phòng nên bạn hoàn toàn có thể trồng trong môi trường điều hòa.
4. Phân bón
Dùng dung dịch dinh dưỡng để bón, nhỏ trực tiếp vào bình thủy sinh cho loại cây cảnh.
Lưu ý đừng dùng nhiều, một giọt nhỏ mỗi lần bón là đủ.
Kết luận
Thông qua những tin tức mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên thì loại cây cảnh thủy sinh này được trồng khá đơn giản và bên cạnh công dụng trang trí thông thường cho gia đình, sử dụng làm các sản phẩm làm đẹp còn được đánh giá cao có ý nghĩa về phong thủy nội thất độc đáo, kèm theo dễ chăm sóc cây.
NGHỆ THUẬT THỦY SINH
Thủy sinh là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Bignet Solution. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết đánh giá cũng như giới thiệu dịch vụ. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: PHONG THỦY, NỘI THẤT, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: